
Theodor W. Adorno, Về khủng hoảng của phê bình văn học
tính xu thời, kém thẩm quyền chuyên môn, cách làm việc cẩu thả, thói ta đây và tinh thần vô trách nhiệm của họ, ta sẽ đánh mất mọi ảo tưởng về thời hoàng kim của phê bình dạo đó
Vì tạp chí chưa đủ tạp
Thực hành việc viết điểm sách lâu nay, khi không phải lao động kiếm cơm, và trong khi làm những việc không tên là việc nhà, tôi luôn có chút trăn trở về một đầu việc và cố gắng tìm đọc thêm về nó mỗi khi có thể: phê bình một tác phẩm.
Chuyên đề mini này, được triển khai trong một phút ngẫu hứng, giữa những ngày nóng khủng khiếp ở Hà Nội, là một nỗ lực vừa dịch vừa học của chúng tôi, về chính công việc mà chúng tôi đang làm. Các bài bình luận về phê bình sẽ được chọn từ các cây viết phê bình nổi tiếng, từ kinh điển đến đương đại.
Chúng tôi dự kiến mỗi tuần sẽ có 2 tiểu luận được đăng tải, và việc này sẽ kéo dài cho đến khi hết bài.
Chúng tôi xin mở đầu chuyên đề nhỏ này bằng một bài tiểu luận khét tiếng Christian Lorentzen, người đã, không chút khoan nhượng, phê phán thẳng tay ngành phê bình sách vở hiện nay ở Mỹ. Và hẳn nhiên, những hiện tượng ấy không chỉ xảy ra ở nước ngoài.
“Ai quan tâm anh nghĩ gì nếu từng lời anh nói ra chỉ toàn là khen?”
Zét Nguyễn
tính xu thời, kém thẩm quyền chuyên môn, cách làm việc cẩu thả, thói ta đây và tinh thần vô trách nhiệm của họ, ta sẽ đánh mất mọi ảo tưởng về thời hoàng kim của phê bình dạo đó
Tôi học được cách đọc tiểu thuyết và thơ từ nhà phê bình hậu cấu trúc luận[1] lỗi lạc Stephen Heath[2]. Trong đầu tôi có cái cảnh tượng TS. Heath …
Một căn phòng lạnh nhưng bí thở, nửa phòng ngủ nửa phòng ở, đầy những đầu mẩu thuốc lá và những tách trà uống dở, một gã choàng cái áo …
Giống như những hình thức viết lách khác, phê bình cũng là thể loại cần có thiên phú, và những người có thiên phú phê bình là những ai có thể kết hợp một cách đầy thuyết phục và hấp dẫn kiến thức với gu thẩm mĩ của họ với nhau.
Những quy tắc điểm sách của tôi, đúc kết sau thời thanh niên ở vai nạn nhân của những vụ phê bình kinh hoàng, luôn là: Hãy thấu cảm cho …
Nhưng liệu chúng ta có thể chạm tới hậu thế bằng những trang giấy rời rạc, hoặc yêu cầu độc giả tương lai sàng lọc toàn bộ đời sống văn chương đương đại của chúng ta – một đống rác khổng lồ – để tìm ra những hòn ngọc nhỏ nhoi?
Thế nhưng không một nhà phê bình nào, vốn viết vì chính niềm khoái lạc và hứng khởi đến từ công việc anh ta làm, lại viết để đưa đường chỉ lối cho tác gia mà anh đang phê bình hay chỉ vì nhóm công chúng đọc những gì anh ta viết. Lợi ích của phê bình nằm trong chính nó, trong việc thực hành suy nghĩ.
Trong ta luôn có một con quỷ thầm thì, “tôi ghét, tôi yêu” và chúng ta không thể bắt nó câm lặng.
Tôi không coi nhiệm vụ của mình là tạo nên hoặc hủy hoại các nghệ sĩ. Đối với nghệ thuật, tôi có những thứ trách nhiệm khác.
Các bài điểm sách luôn nằm trên tiền tuyến của văn hoá và chính trị, nơi mà các ý tưởng được đem ra thí điểm trước khi tôi thành giáo điều thốt ra khỏi miệng các cụ phê bình đạo mạo. Như Hardwick đã viết, đó là môi trường nơi mà “văn bất thường, văn khó khăn, văn dài dòng, văn không khoan nhượng, và trên tất cả, văn thú vị, nên hy vọng tìm được độc giả của mình.”